Tọa đàm “Ứng dụng Công nghệ sinh học trong điều kiện đặc thù của nông nghiệp Việt Nam”

line
27 tháng 05 năm 2019
   Ngày 25.5.2019 Khoa Nông nghiệp Trường Đại học Văn Hiến đã tổ chức buổi Tọa đàm “Ứng dụng Công nghệ sinh học trong điều kiện đặc thù của nông nghiệp Việt Nam”. Chương trình nhằm thúc đẩy giao lưu, trao đổi học thuật về lĩnh vực Công nghệ sinh học cũng như khả năng ứng dụng của lĩnh vực này trong hoạt động sản xuất công nghiệp, giúp các doanh nghiệp nhận diện thực trạng trước mắt và xây dựng tầm nhìn chiến lược lâu dài đối với việc ứng dụng công nghệ sinh học hiện nay.


   Công nghệ sinh học không còn là lĩnh vực quá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng trước tốc độ phát triển của lĩnh vực này trên thế giới thì công nghệ sinh học ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra và cần được giải quyết. Hơn thế nữa, việc ứng dụng công nghệ sinh học hiện nay ở Việt Nam hầu như vẫn còn nhiều hạn chế.


   Trong điều kiện thực tiễn về quản lý khoa học công nghệ và định hướng xây dựng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời đại mới, sự cần thiết của việc nhận diện thực trạng ứng dụng công nghệ sinh học hiện nay… Từ góc độ này, các nhà khoa học đã trình bày một số gợi mở cho việc định hướng phát triển ngành công nghệ sinh học trong tương lai.


   Tại buổi Tọa đàm, các diễn giả đã trình bày những tham luận về việc nghiên cứu, xây dựng và phát triển nguyên liệu từ ngành nông nghiệp nhằm phục vụ đầu vào việc sản xuất công nghiệp; chuyển giao công nghệ để đầu tư phát triển công nghệ sinh học cũng như phát triển dược liệu và dược phẩm; nghiên cứu xây dựng dây chuyền sản xuất và công nghiệp hóa các ứng dụng của lĩnh vực công nghệ sinh học… mở ra thêm hướng đi đúng đắn và kịp thời cho việc ứng công nghệ sinh học hiện nay.


   Tham luận của PGS.TS. Lý Nguyễn Bình (ĐH Cần Thơ): Nghiên cứu, phát triển nguyên liệu từ ngành Nông nghiệp phục vụ đầu vào cho việc sản xuất công nghiệp; PGS TS. Lê Việt Dũng (ĐH Cần Thơ) với bài tham luận: Tạo ra các giống cây trồng biến đổi gene với các đặc tính kháng được thuốc trừ cỏ, kháng sâu bệnh; Trong nhân giống, công nghệ nuôi cấy mô thực vật invitro là phương pháp nhân giống thực vật đã đem lại hiệu quả cao trong nhân giống nhiều lọai cây trồng nông nghiệp, có thể công nghiệp hóa cao trong việc nhân số lượng lớn cây giống với độ đồng đều cao; và tham luận của PGS.TS. Kha Chấn Tuyền (ĐH Nông lâm TPHCM) xoay quanh chủ đề: Công nghệ tiên tiến trích ly các hợp chất sinh học từ thực vật; ….


   Có thể nói, tọa đàm còn là cơ hội để các giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên Nhà trường tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trao đổi học thuật, góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh về mặt học thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế.